Nên lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nào ?

Bạn là một doanh nghiệp tư nhân, hay cá nhân đang kinh doanh hoạt động có liên quan đến vấn đề môi trường. Bạn đang tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải, bạn đang phân vân không biết với lĩnh vực của mình nên áp dụng công nghệ xử lý nào? Bạn cũng chưa biết về công ty tư vấn môi trường nào có thể hỗ trợ được bạn. Hôm nay, Gea Việt sẽ giúp bạn những điều đó nhé:

nen lua chon cong nghe xu ly nuoc thai nao
Nên lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nào

Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp đối với quy mô vừa và nhỏ

Tác giả: ThS. Phan Anh

Hiện nay, ở Việt Nam nhu cầu và tính cấp bách của việc xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề mà các Chủ đầu tư, Cơ quan chức năng Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều các tổ chức tư vấn, nhà thầu thi công đã và đang thực hiện các Dự án về xử lý nước thải sinh hoạt, với nhiều phương án công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Tuy nhiên, tóm lại chủ yếu thường sử dụng 2 loại hình công nghệ xử lý nước thải chính hiệu quả và áp dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam,đó là Công nghệ xử lý nước thải SBR (Bùn sinh học hiếu khí) và Công nghệ xử lý nước thải AO-MBBR (đệm vi sinh lưu động, kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học).

Điều đáng quan tâm và cũng là câu hỏi mà các Chủ đầu tư cũng như các đơn vị tư vấn cần phải cân nhắc, đó là khi nào thì lựa chọn công nghệ SBR hoặc AO-MBBR. Để đảm bảo tính kỹ thuật, xử lý nước thải đúng quy định và tiêu chuẩn xả ra môi trường, nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cho Chủ đầu tư. Đây là một vấn đề cần được trao đổi và làm rõ với quan điểm cân bằng giữa chuyên môn kỹ thuật và lợi ích kinh tế trong Dự án đầu tư.
Chúng ta sẽ cùng xem xét dưới góc độ chuyên môn kỹ thuật:

1. Các khái niệm công nghệ xử lý nước thải:

Xử lý nước thải bằng công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor) hoặc ASBR (Advanced SSBR): Xử lý từng mẻ liên tục theo chu kỳ. Quy trình xử lý được tiến hành trong một bể phản ứng (gọi là bể SBR) và được điều khiển tự động hoàn toàn: nước thải từ hố thu được bơm nạp đầy bể SBR, kế đến các chất dinh dưỡng (N, P) được bơm định lượng vào các bể và quá trình ôxy hóa sinh học thiếu khí được tiến hành với sự tham gia của vi sinh vật thiếu khí. Giai đoạn kế,máy thổi khí hoạt động và quá trình ôxy hóa sinh học thiếu khí xảy ra. Sau giai đoạn này, nước thải được để yên trong 1-2 giờ để lắng. Phần nước thải trong đã xử lý, nằm ở bên trên, được bơm chuyên dụng bơm ra hệ thống cống xả. Phần bùn lắng ở bên dưới được giữ lại để làm mồi cho chu kỳ xử lý tiếp theo. Nước thải mới lại tiếp tục được bơm vào bể SBR và chu kỳ xử lý mới lại bắt đầu. Đối với SBR cải tiến, có bổ sung ngăn thiếu khí trước khi vào bể SBR (có tuần hoàn bùn) để bổ sung quá trình khử Nitơ.

Xử lý nước thải bằng công nghệ AO (MBBR), Xử lý kết hợp chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hoạt tính dính bám trên giá thể vi sinh(Moving bed). Xử lý nước thải theo dòng liên tục. Quá trình xử lý chất hữu cơ chủ yếu diễn ra tại Bể hiếu khí có giá thể vi sinh lưu động, đó là sự kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học trong môi trường hiếu khí. Quá trình khử các hợp chất chứa Nitơ tại Bể Anoxic, bùn hoạt tính tuần hoàn được bổ sung và quá trình khử Nitơrat trong môi trường thiếu khí.

Vậy sau đây là so sánh những ưu nhược điểm của từng loại công nghệ ở trên và phân tích lựa chọn:

T Công nghệ QCVN 14:2008/BTNMT Khả năng hợp khối Mùi, mỹ quan Diện tích đất Kinh tế Điều kiện ứng dụng (m3/ngày)
Cột B Cột A Suất đầu tư Chi phí vận hành
BOD5 N-NH4 PO43- BOD5 N-NH4 PO43- m2/m3
1 SBR và ASBR-

Bùn hoạt tính (Vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng)

1.1 SBR thông thường + + Có thể Bình thường 1,50   Thấp Thấp >4000
1.2 ASBR- SBR cải tiến (bổ sung khử Ni tơ và Amonia trong Anoxic) + + + + Có thể Bình thường 1,80 Trung bình          Cao >1500
2 AO kết hợp MBBR-

Bùn hoạt tính (bùn hoạt tính dính bám trên giá thể vi sinh MBBR)

2.1 Công nghệ AO 1 bậc (bùn hoạt tính dính bám trên giá thể vi sinh MBBR) + + + + Tốt Tốt 0,98 Trung bình Trung bình ≤1500
2.2 Công nghệ AO 2 bậc (bùn hoạt tính dính bám trên giá thể vi sinh MBBR) + + + + + + Tốt Tốt 0,98 Trung bình Trung bình ≤1500
Ghi chú:

(+) : Có thể xử lý , (-): Không thể xử lý 

2. Kết luận so sánh các công nghệ xử lý nước thải:

– Đối với các Trạm xử lý quy mô vừa và nhỏ (≤1500 m3/ngđ),yêu cầu diện tích và mặt bằng không nhiều. Công nghệ AO- kết hợp MBBR là phù hợp hơn cả bởi những ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm diện tích. Có thể thay đổi, điều chỉnh kết cấu bể theo diện tích mặt bằng
  • Hiệu suất rất cao do mật độ vi sinh vật cao và diện tích tiếp xúc lớn.
  • Có hệ số vượt tải lớn (khi lưu lượng nước thải cần xử lý lớn hơn lưu lượng thiết kế),Q max khoảng 1.3-1.45 x Q thiết kế
  • Tự động hóa, đồng bộ, vận hành đơn giản và tiết kiệm.
  • Linh động đối với những nguồn nước có biến động, chất lượng nước đầu vào không ổn định. (Nước thải sinh hoạt thông thường)
  • Có khả năng xử lý được amoni, phốt phát. (Đặc trưng chủ yếu của Nước thải sinh hoạt).
  • Chi phí xử lý thấp (Do không sử dụng hóa chất, không phải cung cấp dinh dưỡng khi BOD đầu vào thấp).

– Đối với các Trạm xử lý quy mô trung bình và lớn (>1500 m3), hoặc nguồn nước thải đầu vào có nguồn gốc công nghiệp, có điều kiện mặt bằng và diện tích lớn.Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải SBR và ASBR khi hệ thống thoát nước thải riêng (nước mưa và nước thải được thu riêng). Trong trường hợp các Khu đô thị có hệ thống thoát nước chung, cần thiết phải đánh giá lại sự hiệu quả trước khi lựa chọn Phương án.

Trên đây là một số những kinh nghiệm của các chuyên gia thuộc Công ty cổ phần Gea Việt, là đơn vị đã thực hiện rất nhiều các Dự án xử lý nước thải sinh hoạtdự án xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam. Bài báo đã tổng hợp những vấn đề xảy ra trong quá trình lựa chọn thiết kế, cũng như trong quá trình vận hành thực tế tại các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam đang gặp phải. Đây là một trong những cơ sở để các Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tham khảo để có những phương án đề xuất phù hợp với từng trường hợp cụ thể và áp dụng cho từng công nghệ xử lý nước thải khác nhau.

Theo: Thịnh Gea Việt